Những chất độc hại sinh ra từ vật dụng và hoạt động thường ngày của con người

Ô nhiễm không khí trong nhà

Những vật dụng quen thuộc hay những hoạt động thường ngày tưởng chừng như vô hại, nhưng thực tế chúng lại là tác nhân làm giảm chất lượng không khí trong phòng.

Ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể từ các nguồn tự nhiên có sẵn như khí radom (một khí gây ra ung thư ở con người), nấm mốc, vi sinh vật, phấn hoa … tích tụ trong không gian phòng hoặc từ các nguồn nhân tạo do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt và lao động như SO2, CO, …

Xem thêm: Đánh giá tác nhân gây nên ô nhiễm không khí trong nhà

Cho dù bạn có lau dọn thường xuyên thì những vật dụng như: thảm trải sàn, sơn tường, máy in, đồ nội thất, thậm chí cả điều hòa không khí (rò gas) hay những hoạt động như nấu nướng, hút thuốc… đều tạo ra những chất có hại cho sức khỏe như VOCs, CO2, NO3, CO, O3,…

Không chỉ có vậy, không khí trong nhà còn bị ô nhiễm từ những hợp chất có kích thước rất nhỏ, có sẵn trong nhà hoặc từ không khí bên ngoài đi vào như bụi bẩn, lông thú, phấn hoa, bụi mịn PM2.5, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc,…

VOCs

Trong đó, không thể không nhắc đến hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như VOCs (Volatile Organic Compounds). Đây là tên gọi chung của các hợp chất hữu cơ tồn tại ở trạng thái như rắn hoặc lỏng, dễ bay hơi khi tiếp xúc với áp suất khí quyển hay ở nhiệt độ thường.

Những vật dụng chưa VOC trong gia đình

VOCs có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, trong đời sống hàng ngày, chất hữu cơ dễ bay hơi VOC được tìm thấy từ các nhiên liệu đốt như xăng, gỗ, than và khí tự nhiên. Các vật dụng, đồ vật và nguyên liệu sử dụng hàn cũng chứa VOCs như:
– Sơn và dung môi pha loãng
– Chất kết dính
– Mực in
– Khói thuốc
– Da tổng hợp
– Chất tẩy rửa, khử trùng
– Đồ thủ công, vật liệu xây dựng
– Thiết bị làm mát không khí
– Vải rèm cửa, quần áo chưa khô có mùi
– Nhiệt phân và bay hơi chất hữu cơ trong quá trình nấu ăn

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh của Mỹ thì 9% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng VOCs. Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association) báo cáo, VOCs có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi.

Khi tiếp xúc và hít thở VOCs trong thời gian dài có thể gây nguy hại đến sức khỏe như tổn thương hệ thần kinh trung ương, tổn thương gan, thận và thậm chí là ung thư.

Những chất gây hại khác

Ngoài VOCs, chính những vật dụng, dụng cụ trong phòng cũng là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe khác như: bụi mịn PM2.5, vi khuẩn, nấm mốc, lông thú, CO2, SO2,…

Nồng độ các chất độc hại này tập trung và lắng lại nhiều ở những khu vực có độ cao thấp (dưới 1m) do có khối lượng riêng lớn hơn so với không khí. Vì vậy chúng là tác nhân nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhỏ trong nhà. Với chiều cao hạn chế, trẻ em thường hoạt động trong các không gian thấp, do đó lượng chất ô nhiễm và độc hại mà trẻ nhỏ hấp thu lớn hơn so với người trưởng thành ở trong cùng không gian phòng, gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Ảnh hưởng của VÓC đến trẻ nhỏ

Các giải pháp giúp hạn chế tiếp xúc với chất gây hại từ vật dụng và hoạt động thường ngày

– Sử dụng các sản phẩm, vật liệu không hoặc chứa ít VOCs hơn các sản phẩm cùng loại như: thay vì sử dụng sơn tường có thể dùng decal dán tường;
– Nếu vẫn phải dùng sơn, hãy chọn mua những loại sơn chất lượng tốt, có tốc độ phác thải VOCs được công nhận của các tổ chức hoặc cơ quan chuyên môn quốc tế.
– Sử dụng đồ dùng bằng các vật liệu không phác thải VOCs như đá, gốm sứ, kim loại được sơn tĩnh điện, thủy tinh, bê tông, gạch nung và sàn gỗ thịt hoặc gỗ chưa qua xử lý;
– Cẩn thận trong quá trình nấu nướng, để lửa nhỏ hoặc nấu nướng bên ngoài không gian nhà, với nấu nướng bên trong nhà nên có các máy hút mùi;
– Trồng các loại cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí như: cây thường xuân, cây lưỡi cọp, cây thiết mộc lan, hoa cúc trắng…;
– Đặt những đồ dùng, dụng cụ và các nguyên liệu pha chế như: chất tẩy rửa, bột giặt, sơn,… ở những nơi thoáng khí như không gian bên ngoài, hoặc những nơi riêng biệt ít người ra vào như nhà kho, gara;
– Hạn chế dùng các dụng cụ bằng nhựa trong nhà, đặc biệt là trong nấu nướng;
– Hạn chế sử dụng các loại rèm, thảm trong nhà;
– Không hút thuốc lá trong nhà;
– Bổ sung các chất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein từ sữa, các loại rau củ quả, các nhóm vitamin như B (B1,B2,B6), vitamin E, C,…, thường xuyên tập thể dục, thể thao để có một sức khỏe đảm bảo và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể;
– Thường xuyên lau dọn, vệ sinh các thiết bị, vật dụng trong phòng;
– Đảm bảo không khí trong phòng luôn thông thoáng, sạch khuẩn, bằng cách sử dụng máy lọc khí tươi để không gian được cấp một luồng khí tươi tự nhiên đã qua xử lý, có lợi cho sức khỏe và ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài vào trong nhà.

Nếu bạn cần tư vấn máy lọc khí tươi vui lòng liên hệ ngay với Airsafe qua hotline.