Không khí tươi ngoài trời là gì và phân loại chất lượng không khí tươi

không khí tươi ngoài trời là gì

Trong môi trường tự nhiên thông thoáng, con người và sinh vật thực hiện hô hấp bình thường. Tuy nhiên, với thiết kế nhà với kết cấu kín, làm giảm lượng chất lượng không khí theo nhu cầu của con người. Không khí tươi ngoài trời là gì quan trọng với hoạt động sống của con người. Phân loại chất lượng không khí tươi như thế nào để đánh giá mức độ an toàn với con người. Thông tin dưới đây sẽ làm rõ định nghĩa về khí tươi ngoài trời và phân loại chất lượng khí tươi. Đồng thời giúp các nhà quản lý tìm kiếm giải pháp cấp khí tươi ngoài trời hiệu quả cho các tòa nhà.

Định nghĩa không khí tươi ngoài trời và phân loại chất lượng

Không khí tươi ngoài trời là gì?

Không khí tươi ngoài trời là nguồn không khí tự nhiên trong môi trường, không bị cản trở hoạt động đối lưu hay tác động của thiết bị máy móc xử lý, cấp khí. Khí tươi được đối lưu bởi nhiệt độ, áp suất tạo ra sự chênh lệch khí áp với hàm lượng O2, CO2, CO, NO2, hạt lơ lửng cân bằng, đảm bảo hoạt động hô hấp của con người, sinh vật.

Khác với chất lượng không khí tươi ngoài trời, không khí trong nhà sẽ bị hạn chế khả năng đối lưu bởi không gian kín, bị kiểm soát bởi nhiệt độ, các thiết bị máy móc cấp khí… Không khí không có khả năng lưu thông, trao đổi với môi trường bên ngoài, dẫn đến chênh lệch nồng độ các khí, tích tụ cặn lơ lửng… ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp.

không khí tươi ngoài trời là gì

Không khí là một yếu tố quan trọng của tự nhiên, tác động đến hoạt động sống, sức khỏe của con người. Đánh giá chất lượng không khí tươi ngoài trời là cách đo đạc các chỉ số ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) – air quality index được đánh giá bởi các thông số quan trắc chất ô nhiễm phổ biến trong không khí như: CO, NO2, O3, SO2, bụi lơ lửng, trong 1 thời gian trung bình. Chỉ số AQI cho thất mức độ tương quan của chất lượng không khí với các chất ô nhiễm. Phân loại chất lượng không khí tươi ngoài trời được đánh giá qua chỉ số AQI, với 6 cấp độ:

  • Cấp độ 1 (0-50): mức độ tốt an toàn cho sức khỏe
  • Cấp độ 2 (51-100): mức độ trung bình, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cấp độ 3 (101-150): không lành mạnh cho người bị nhạy cảm.
  • Cấp độ 4 (151-200): mức độ kém.
  • Cấp độ 5 (201-300): mức độ xấu.
  • Cấp độ 6 (300-500): mức độ nguy hại.

Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên vào Môi trường quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT, các thông số được sử dụng tính chỉ số AQI bao gồm: SO2, CO, NOx, O3, PM10 – bụi mịn, STP.

Giải pháp cấp khí tươi ngoài trời 

Vấn đề ô nhiễm không khí tươi ngoài trời tại các đô thị Việt Nam đang ở mức báo động. Hà nội nằm trong 10 thành phố có chất lượng không khí tươi ngoài trời (AQI) kém nhất thế giới. Với hàm lượng bụi mịn PM10, PM2.5 cao, ảnh hưởng nguy hại với sức khỏe, gây nhiều bệnh hô hấp cấp và mãn tính.

Các tòa nhà đô thị thiết kế kín, tạo không gian ngăn cách với môi trường ngoài trời. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp để làm giảm nguy cơ không khí trong tòa nhà bị ô nhiễm.

Các hoạt động cấp không khí tươi ngoài trời vào trong tòa nhà, bệnh viện, văn phòng,.. hiện nay đang được áp dụng:

  • Hệ thống quạt thông gió – tăng cường lưu thông không khí trong nhà và ngoài trời. Áp dụng cho các không gian nhỏ, văn phòng, nhà ở gia đình.
  • Cấp không khí tươi thông qua hệ thống điều hòa – hạn chế phân bố không khí tươi trong phòng, do sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng điều hòa.
  • Cấp không khí tươi vào không gian trần giả – lấy không gian phía trên là buồng trộn và thổi không khí tươi đồng nhất vào phòng.
  • Cấp gió tươi tập trung – áp dụng cho các không gian lớn, với sự đồng đều chất lượng không khí và cấp đều cho các khu vực lớn trong công trình, tòa nhà.

Tuy nhiên, cấp khí tươi ngoài trời với mức độ ô nhiễm cao vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe con người, sinh sống và làm việc bên trong. Thành phần ô nhiễm không thoát ra, tích tụ trong không gian kín, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm. Đồng thời các quá trình hô hấp, hoạt động của máy móc cũng phát thải khí độc hại trong nhà.

Bài viết liên quan: Cơ chế hoạt động của hệ thống lọc tổng và cấp khí tươi AIRSAFE

Các tòa nhà, văn phòng, không gian kín cần 1 giải pháp cấp khí tươi ngoài trời, với khả năng lọc, kiểm soát thành phần gây ô nhiễm giảm tác nhân nguy hại trong không khí. Thiết bị cấp khí tươi chủ động tăng cường đối lưu không khí và lọc bỏ các tác nhân: bụi mịn PM2.5, PM10, tăng cường O2 tươi cho không gian kín.

Hiểu không khí tươi ngoài trời là gì giúp con người đánh giá được mức độ cần thiết của khí tươi với hoạt động sống, sức khỏe. Việc lưu thông không khí với hệ thống thông gió thông thường không còn hiệu quả, cấp nguồn khí tươi chất lượng cho không gian kín.

Giải pháp lọc khí tươi airsafe mang lại nguồn khí tươi chất lượng, đạt chuẩn cho không gian nhà ở, văn phòng hay các tòa nhà đô thị. Liên hệ ngay với airsafe để được tư vấn giải pháp cấp không khí tươi sạch, an toàn cho không gian của bạn.