Hệ thống cấp gió tươi là gì? Tiêu chuẩn cấp gió tươi

Hệ thống cấp gió tươi thường được nhắc đến như một trong những phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ bụi bẩn và các chất độc hại. Vậy hệ thống cấp gió tươi là gì? Tiêu chuẩn cấp gió tươi? Cùng các vấn đề xoay quanh gió tươi sẽ được Airsafe giải đáp qua bài viết dưới đây.

Gió tươi là gì? Tầm quan trọng của cấp gió tươi?

Hiểu một cách đơn giản nhất, gió tươi là không khí ngoài trời không bị ô nhiễm. Trên thực tế, gió tươi có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho con người.

Theo quy luật sinh học, con người hít khí O2, thải ra môi trường khí CO2. Nếu chỉ có khí CO2 con người sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi, vì thế cần phải có gió tươi, cung cấp đủ khí O2 để cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt trong môi trường điều hòa, không gian kín, hạn chế trao đổi không khí tự nhiên vì vậy muốn đảm bảo khí O2 cho quá trình trao đổi thì nhất thiết phải có lượng gió tươi nhất định. Rất nhiều trường hợp, thiếu khí 02 sẽ dẫn đến chóng mặt, buồn nôn thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

gió tươi là gì

Hệ thống cấp gió tươi

Thông thường có 2 phương pháp cấp gió tươi là thông gió cưỡng bức và thông gió tự nhiên. Mỗi loại lại có cấu tạo và nguyên lý vận hành khác nhau. Cụ thể:

Thông gió tự nhiên chủ yếu sử dụng ô thông gió hoặc lam gió

Thông gió cưỡng bức, với dạng này thường sử dụng quạt làm nhiệm vụ thải bớt không khí chứa nhiều CO2 ra phía bên ngoài. Thay thế vào đó là các loại không khí giàu O2. Và để đảm bảo lượng gió tươi được cung cấp chuẩn xác  cần phải tính toán theo tiêu chuẩn riêng theo tiêu chuẩn TCVN.

Dựa trên tiêu chuẩn TCVN 5678 -2010 quy định rõ ràng về tiêu chuẩn cấp gió tươi với từng loại công trình thương mại, dân dụng, công nghiệp hoặc từng khu vực xây dựng cụ thể. Dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam quy định, lượng khí tươi tối thiểu là 20m3/ người/ giờ. Vì thế yêu cầu thiết kế hệ thống khí tươi cần tuân thủ và đảm bảo chuẩn xác tiêu chuẩn trên

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống cấp gió tươi

Hệ thống cấp gió tươi được xây dựng làm những nhiệm vụ chính sau:

Đào thải các chất, tạp chất độc hại chứa trong phòng ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Cụ thể, trong không gian sinh hoạt, chất độc hại chủ yếu là C02. Bên cạnh đó nó còn làm nhiệm vụ thải ẩm thừa và nhiệt thừa ra bên ngoài. Thông thường chúng ta hay sử dụng quạt hút âm trần, quạt hút âm tường để làm 2 nhiệm vụ kể trên. Cùng với đó là việc cung cấp lượng oxy cần thiết cho sinh hoạt của con người.

Với những không gian không mấy rộng mà có nhiều người sinh hoạt, đóng kín cửa, lúc này lượng không khí không đủ duy trì và đáp ứng lượng không khí tiêu hao, ngay lúc này chúng ta cần sử dụng quạt cấp khí tươi. Ngược lại, với những không gian có ít người sinh hoạt, cửa không bị đóng kín chúng ta có thể sử dụng quạt hút khí thải ra, không khí sạch sẽ nhanh chóng bị lấp đầy do hiện tượng lệch áp.

Tiêu chuẩn cấp gió tươi bao nhiêu là đủ?

Như đã trình bày ở phần trên, cấp gió tươi bao nhiêu phụ thuộc vào yêu cầu và phạm vi cụ thể của từng công trình. Có thể liệt kê một số phương án thường được sử dụng cho chung cư, tòa văn phòng như:

Chỉ cấp gió tươi, hệ thống gió 1 line

Chỉ hút gió thải, hệ thống gió 1 line

Hệ thống thông gió 2 line kết hợp với dùng quạt.

cấp khí tươi cho khí sạch

Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam, lượng gió tươi được cấp vào điều hòa cần đảm bảo đạt ít nhất 10% tổng lưu lượng gió tuần hoàn, đạt tối thiểu 20m3/h/người. Và để biết được chính xác một mét vuông bố trí được bao nhiêu người cần tham khảo TCVN của bộ xây dựng. Trường hợp cấp gió tươi bằng phương pháp cơ khí có thể dùng quạt cấp vào không gian điều hòa tốt nhất là cấp vào đường gió hồi về. Ngoài việc tính toán hệ thống và tiêu chuẩn cấp gió tươi cũng cần tính toán được thiết kế kênh dẫn gió và lựa chọn miệng gió. Đây là bước quan trọng tiếp theo sau khi đã tính được lưu lượng thông gió cần thiết. Tính toán kênh dẫn gió, xác định miệng gió và số lượng đường ống kết nối vào bên trong thiết bị. Nhờ việc tính toán được số miệng gió sẽ biết được lưu lượng qua mỗi miệng gió là bao nhiêu, kích thước ống gió và miệng gió là bao nhiêu.

Về cơ bản việc tính toán hệ thống cấp gió tươi không quá khó như bạn vẫn nghĩ. Chỉ bằng vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể tính toán ra lượng gió tươi cần thiết. Bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị uy tín, năng lực.

Bài viết liên quan: Máy lọc khí tươi Airsafe Lá phổi xanh của biệt thự

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến hệ thống cấp gió tươi và tiêu chuẩn cấp gió tươi, hy vọng sẽ bổ ích đối với bạn đọc. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm các vấn đề liên quan đến hệ thống cấp khí sạch AIRSAFE, cách thức lựa chọn gió tươi phù hợp, vui lòng để lại yêu cầu để được hỗ trợ. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại để tư vấn và hỗ trợ cho bạn!