Cách kiểm tra chất lượng không khí và các chỉ số cần biết để đánh giá.

Có khi nào chúng ta thắc mắc: “Không khí mà mình hô hấp từng giây là sạch hay ô nhiễm?”. Bởi không khí là không màu, không vị nên không thể đánh giá được chất lượng của nó bằng các giác quan thông thường. Vậy làm sao để biết được không khí trong nhà, tại nơi học tập và làm việc của chúng ta là an toàn hay có hại cho sức khỏe?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Tại sao cần kiểm tra chất lượng không khí trong nhà?

Thực tế cho thấy, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà còn nghiêm trọng hơn ô nhiễm không khí ngoài trời và trở thành mối nguy tiềm ẩn đối với sức khỏe con người trong thời gian dài. 

Nguyên nhân gây suy giảm chất lượng không khí trong nhà:

  • Hoạt động nấu ăn, chế biến thức ăn với mùi dầu mỡ, thực phẩm, khói than… với nhiều gia đình nấu bếp than tình trạng còn trở nên nguy hiểm
  • Bụi, lông thú, phấn hoa, mạt bụi nhà… từ đồ dùng nội thất như thảm trải sàn, rèm cửa, ga đệm…
  • Chất phát thải VOCs từ sơn tường, sáp thơm xịt phòng, tinh dầu, đốt nến,…, các hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, hóa mỹ phẩm, chất tẩy bồn cầu, nước giặt trong nhà tắm… tạo ra nhiều sợi lơ lửng, gây kích ứng hệ hô hấp.
  • Vi khuẩn, nấm mốc phát triển do thiếu khí, thời tiết ẩm nồm, nhà ở đóng kín cửa không đối lưu không khí tươi mới.

Khi con người tiếp xúc lâu ngày với không khí ô nhiễm sẽ gây nguy hại đến sức khỏe:

  • Không gian kín, ô nhiễm gây thiếu khí, chất lượng không khí làm suy giảm về thể chất, uể oải về tinh thần. Trẻ nhỏ chậm phát triển, giảm hiệu suất làm việc.
  • Gây các tình trạng kích ứng đường hô hấp cấp tính: ngứa mũi, dị ứng hô hấp, bệnh về phổi… đặc biệt với trẻ nhỏ và người có mũi bị dị ứng. Lâu dài sẽ gây tình trạng hen suyễn mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi…
  • Các chất hữu cơ lơ lửng trong không khí, thành phần độc hại làm tăng nguy cơ ung thư. Thành phần bụi mịn có thể xâm nhập vào máu, gây các bệnh về tuần hoàn máu, tim mạch, nhồi máu cơ tim…
  • Gây hại cho người già, làm giảm trí nhớ, làm nặng tình trạng Alzheimer… giảm sút tuổi thọ ở người cao tuổi và cả trẻ nhỏ.
kiem tra chat luong khong khi trong nha
Kiểm tra chất lượng không khí trong nhà

2. Những cách kiểm tra chất lượng không khí

  • Kiểm tra, theo dõi bằng mắt và các dấu hiệu dễ nhận biết

Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi chất lượng không khí trong nhà bị ô nhiễm đó là ngửi thấy mùi khó chịu, mùi ẩm mốc, sau khi lau dọn mà vẫn không cải thiện. Trong nhà xuất hiện các chấm đen phát triển lớn dần, vệt nước hoặc khu vực ẩm thấp.

  • Thuê đơn vị kiểm tra chất lượng không khí trong nhà

Nếu không thể kiểm tra được chất lượng không khí, hoặc các dấu hiệu không xuất hiện, khó nhận biết, bạn cũng có thể thuê các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ kiểm tra chất lượng không khí.

  • Để ý sự gia tăng các triệu chứng dị ứng

Ô nhiễm không khí cũng sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng cho con người, nếu bạn thấy các triệu chứng như ho, hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, nhức đầu phát triển đáng kể biểu hiện ở các thành viên trong gia đình thì bạn nên kiểm tra chất lượng không khí sớm nhé.

  • Sử dụng máy đo chất lượng không khí

Hiện nay, các thiết bị đo đạc chất lượng không khí được ưu tiên sử dụng vì sự tiện lợi và chi phí hợp lý của nó. Máy đo chất lượng không khí có thể đo được chất lượng không khí bên trong và xung quanh các nơi ở, xác định nồng nội ô nhiễm bụi, đo các hạt bụi mịn, chất gây ô nhiễm vi sinh vật tránh gây bệnh

kiem tra chat luong khong khi trong nha airsafe
Sử dụng máy đo chất lượng không khí Airsafe

3. Các chỉ số cần biết để đánh giá CLKK

airsafe - chi so chat luong khong khi
Các chỉ số cần biết để đánh giá CLKK
  • 0 – 50 thì Chất lượng không khí được coi là đạt yêu cầu và ô nhiễm không khí gây ra ít hoặc không có rủi ro
  • 51-100 thì Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được; tuy nhiên, đối với một số chất ô nhiễm, có thể có mối quan tâm vừa phải về sức khỏe đối với một số rất nhỏ những người nhạy cảm bất thường với ô nhiễm không khí.
  • 101-150 thì chất lượng không khí thuộc Thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Công chúng nói chung không có khả năng bị ảnh hưởng.
  • 151 -200 thì chất lượng không khí thuộc các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe
  • 201 – 300 thì chất lượng không khí đạt Cảnh báo sức khỏe của các tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ dân số có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn.
  • > 300 thì chất lượng không khí đạt Cảnh báo sức khỏe cao nhất: mọi người có thể gặp phải những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe

Bài viết liên quan: Cách kiểm tra chất lượng không khí và các chỉ số cần biết để đánh giá.

Để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên kiểm tra và theo dõi chất lượng không khí thường xuyên để kịp thời xử lý nhanh, mang lại không khí sạch – không khí an toàn đến không gian sống cho mọi người trong gia đình nhé.

Việc sử dụng máy lọc khí trong thời điểm không khí ô nhiễm như hiện tại là vô cùng cần thiết. Cùng xem thêm các giải pháp của chúng tôi để cải thiện chất lượng không khí cho không gian sống tại đây: Giải pháp lọc khí tổng AIRSAFE