Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt nam

Xác định nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Việt nam để có biện pháp bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu tác động nguy hại lên con người.

Chất lượng không khí tại Việt nam đang trong tình trạng báo động, thường xuyên là vấn đề được đề cập và quan tâm đến những năm gần đây. Đặc biệt chất lượng không khí tại Hà nội và Hồ Chí Minh thường xuyên xếp trong top các nước ô nhiễm không khí nhất Đông nam á. Nguyên nhân ô nhiễm không khí ở Việt nam tăng mạnh là do đâu? Đâu là giải pháp khắc phục cho tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, bảo vệ sức khỏe con người.

Tổng hợp nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí phổ biến tại nước ta

Việt nam là quốc gia có chỉ số đánh giá chất lượng không khí luôn ở mức cao, nằm trong top đầu những nước ô nhiễm không khí của Đông nam á. Trong khi, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí của Việt nam đang cao gấp đôi so với tiêu chuẩn của WHO. Tình trạng không khí trắng đục thường xuyên xuất hiện, chỉ số quan trắc tại các trạm ở mức đỏ và tím, mức khuyến cáo người dân không nên ra khỏi nhà.

Nguyên nhân làm giảm chất lượng không khí tại Việt nam

2 thành phố lớn như: Hà nội và Hồ Chí Minh, chất lượng không khí thường xuyên ở mức cảnh báo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu do:

  • Số lượng phương tiện giao thông là xe máy, ô tô lớn. Trong khi chất lượng phương tiện không kiểm soát, nhiều phương tiện xuống cấp, xả khí thải lớn, tăng nồng độ NOx, SO2, CO… Hoạt động di chuyển cũng khiến nồng độ bụi lơ lửng tăng cao.
  • Quá trình xây dựng, phá dỡ các công trình tại thành phố lớn. Phát sinh bụi amiăng, bụi silic tăng đột biến, đặc biệt tại các khu vực đang quy hoạch xây dựng. Phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng nhiều, không đảm bảo tiêu chuẩn.
  •  Thói quen sử dụng than tổ ong, đốt bếp củi, đốt rơm rạ, rác thải… tự phát của người dân nội và ngoại thành.
  •  Do điều kiện thời tiết, thời điểm giao mùa gây hiện tượng sương mù, khiến các hạt bụi lơ lửng trong tầng thấp.
  • Do thiên tai: động đất, núi lửa phun, cháy rừng…
  • Quá trình sản xuất công nghiệp, xả khí thải tại các nhà máy chưa được xử lý tiêu chuẩn trong nội thành. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phát thải với số lượng lớn nhưng không được quản lý.

Tham khảo: Bụi mịn là gì?

nguyên nhân ô nhiễm không khí

Mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên sức khỏe con người

Số ngày chất lượng không khí không đạt chuẩn tăng tại Hà nội và tp. Hồ Chí Minh. Chỉ số tại các điểm quan trắc ở mức đỏ và tím cho thấy mức độ nguy hiểm mà người dân đô thị cần cảnh giác. Các thành phần ô nhiễm không khí được xác định: PM10, PM2.5, SO2, NOx, CO, O3…

Các điểm quan trắc đo lượng chỉ số AQI, tương đương với nồng độ bụi mịn PM2.5 với 6 mức. Trong đó, chỉ số AQI: PM10 từ 101 trở lên đã xuất hiện các dấu hiệu ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe 1 nhóm người nhạy cảm.

nguyen nhan o nhiem khong khi

Bụi mịn PM2.5 đo trong 24h ở mức 61-90, tương đương PM10 ở mức 101-200 đã bắt đầu có những tác động nguy hiểm lên hệ hô hấp. Trong đó bụi mịn PM2.5 là tác nhân nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ:

  • Bụi mịn PM2.5 xâm nhập gây tổn hại đường hô hấp, gây viêm phổi cấp tính hay mãn tính ở người già và trẻ nhỏ. Gây các vấn đề về tim mạch, tuần hoàn máu, bệnh thần kinh.
  • PM1.0 có khả năng xâm nhập vào máu, di chuyển lên não khiến trẻ em chậm phát triển trí tuệ, luôn trong tình trạng ủ rũ. Trẻ tiếp xúc với bụi mịn PM1.0 tăng tỷ lệ tử vong, đột quỵ và ung thư…
  • Bụi lơ lửng, bụi mịn gây kích ứng mắt, viêm giác mạc nguy hiểm. PM2.5 hay PM1.0 có khả năng phá vỡ cấu trúc da, gây lão hóa.

Bài viết liên quan: Bụi mịn pm 1.0 và pm2.5 trong không khí ô nhiễm là gì?

Tại Việt nam, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí với nhiều nguồn chủ quan và khách quan. Để giảm ô nhiễm không khí xung quanh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch, quản lý của nhà nước, xã hội.

Bài viết liên quan: Giải pháp nào giảm tác hại của ô nhiễm không khí

Với người dân tại đô thị, trang bị hệ thống hoặc thiết bị lọc khí tươi sẽ cần thiết, để kiểm soát chất lượng không khí trong nhà, nơi làm việc. Liên hệ ngay với Airsafe để được tư vấn giải pháp lọc khí tươi cấp vào phòng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả khỏi tình trạng ô nhiễm không khí nguy hại hiện nay.